Danh pháp: Miêu và H'Mông H'Mông

Thuật ngữ "Miêu" và "H'Mông" hiện thời đều được sử dụng để chỉ nhóm dân tộc thiểu số ở Trung Quốc. Họ sống chủ yếu ở miền nam Trung Quốc, trong các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng TâyHồ Bắc. Theo điều tra dân số năm 2000, số lượng người Miêu ở Trung Quốc khoảng 9,6 triệu.

Ngoài phạm vi Trung Quốc họ còn sống ở Thái Lan, Lào (được xếp chung vào nhóm Lào Sủng), Việt NamMyanmar do di cư bắt đầu vào khoảng thế kỷ XVIII, cũng như tới Hoa Kỳ, Guyana thuộc Pháp, PhápÚc như là kết quả của các cuộc di cư gần đây sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam. Tất cả các nhóm này cộng lại xấp xỉ 8 triệu người nói tiếng H'Mông. Tại Việt Nam, có khoảng trên 1 triệu người H'Mông.

Tiếng H'Mông bao gồm 3 phương ngữ, với 30-40 thổ ngữ có thể hiểu lẫn nhau được, cùng với tiếng Bunu, thuộc về nhóm H'Mông trong ngữ hệ H'Mông-Miền (hay hệ Miêu-Dao theo văn liệu Trung Quốc).

Các nhà nghiên cứu phương Tây xử lý vấn đề thuật ngữ này không thống nhất. Những người đầu tiên sử dụng tên gọi theo kiểu Trung Hoa trong một loạt các phiên âm: Miao, Meau, Meo, Mo, Miao-tse, Miao-tsze, Miao-tseu (Miêu tộc) v.v. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của người H'Mông ở Lào, các nhà nghiên cứu đương đại chấp nhận thuật ngữ khác là "H'Mông".

Người H'Mông Hoa trong quần áo truyền thống tại chợ Bắc Hà, Việt Nam

Bản thân người H'Mông thì sử dụng hàng loạt các tên tự gọi khác nhau. Tại Trung Quốc thông thường phân loại họ theo màu sắc chủ yếu đặc trưng nhất của phụ nữ Miêu. Danh sách dưới đây liệt kê các tên tự gọi, tên gọi màu sắc và khu vực chính mà 4 nhóm chính của người Miêu sinh sống tại Trung Quốc:

Chỉ có nhóm thứ tư sử dụng thuật ngữ "H'Mông" (hay "Hmông"). Ngoài ra, chỉ có người Hmông (và một số Hmu) có người sinh sống ngoài phạm vi Trung Quốc. Những người Hmông phi Trung Quốc này cho rằng thuật ngữ "Hmông" không chỉ để nói tới nhóm thổ ngữ của họ, mà còn là để chỉ các nhóm khác sống tại Trung Quốc. Nói chung, họ cho rằng thuật ngữ "Miao" (hay "Miêu") là một thuật ngữ xúc phạm và không nên sử dụng nó. Thay vì điều này thuật ngữ "Hmông" được sử dụng để chỉ mọi nhóm người thuộc dân tộc này. Tuy nhiên, điều này có thể là kết quả của sự nhầm lẫn biểu hiện và ý nghĩa của từ. Các nhà thám hiểm và xâm lược Trung Hoa đặt cho người Hmông tên gọi "Miao" (hay "Miêu"), sau đó trở thành "Meo" (Mèo) và "Man" (Mán). Thuật ngữ sau để chỉ những kẻ "man di, mọi rợ ở miền nam". Từ "Miêu" cũng được sử dụng trong các ngôn ngữ khác của khu vực Đông Nam Á như tiếng Việt, Lào, Thái v.v. trong dạng "Meo" (tức là "Mèo"). Mặc dù rất nhiều người nói các thứ tiếng này (và cả người Trung Quốc) không nghi ngờ gì khi cho rằng "Miêu" là những kẻ man di [cần dẫn nguồn], nhưng điều này không có cách gì để chứng minh từ này có nghĩa như vậy. Có thể những người nói tiếng Việt, Lào, Thái đã lấy từ "miao" (miêu) từ tiếng Trung Hoa, nhưng đã bỏ mất ý nghĩa nguyên thủy của nó là "cây giống" và sử dụng nó chỉ để gọi những người mà họ cho là man rợ. Nó được phát âm với giọng sai trong tiếng Thái hay với giọng cao trong tiếng Hán Quảng Đông thì có ý nghĩa là "Mèo" (đây là khả năng của nguồn gốc tượng thanh). Trong cách dịch của người Việt các từ Hán-Việt thì "miêu" cũng là "mèo". Điều này giải thích tại sao lại có sự phản đối quyết liệt như vậy chống lại thuật ngữ "miêu" trong các nhóm người H'Mông tại khu vực Đông Nam Á.

Tại Trung Quốc, tình hình lại khác hẳn vì hai nguyên nhân chính. Các nhóm người Miêu có các tên tự gọi khác hẳn và chỉ một số rất ít sử dụng từ "Hmông". Những người còn lại thì không có ý kiến gì khi cho rằng "Hmông" là thích hợp hơn so với "Miêu" trong vai trò của tên gọi chung. Kể từ khi có phân loại chính thức các dân tộc thiểu số trong thập niên 1950 một số dân tộc thiểu số đã khiếu nại về từ ngữ được sử dụng ở Trung Quốc để gọi tên dân tộc họ và đã đề nghị chính quyền thay đổi cách sử dụng chính thức. Nhóm người Miêu ở Trung Quốc, theo bài báo năm 1992 trong Dự án bản tin Thái-Vân Nam [TYPN 1992], đã không có khiếu nại gì. Lý do thứ hai thuần túy là thực dụng: không có khả năng đưa từ "hmong" vào trong tiếng Trung do âm tiết của nó không tồn tại trong tiếng Trung. (Cũng giống như trong tiếng Anh là có rất ít người có khả năng phát âm các âm điếc giọng mũi). Tuy nhiên, trong tiếng Anh, không giống như tiếng Trung, người ta có khả năng viết được từ "Hmong".

Người Hmông viết tên gọi của dân tộc mình theo chữ Hmông Latin hóa (RPA) là "Hmoob". Cách viết hai nguyên âm chỉ ra rằng nó được phát âm giống như âm mũi, và một số phụ âm được sử dụng ở cuối của âm tiết để biểu thị giọng đọc. Vì thế từ America được viết giống như là Asmeslivkas trong RPA.

Thuật ngữ "Hmông" được đề nghị như là tên gọi của các nhóm người Miêu nói thổ ngữ Hmông ở Trung Quốc và người H'Mông ngoài Trung Quốc. Việc sử dụng từ này ngày nay đã được thiết lập vững chắc trong sách vở phương Tây. Nó dẫn đến nhiều người đã nhầm lẫn với tình trạng của các thuật ngữ hiện tại và không nhìn thấy mối liên quan giữa người Miêu và H'Mông.

Phân bố của ngữ hệ H'Mông-Miền

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: H'Mông http://members.ozemail.com.au/~yeulee/Topical/hmon... http://www.atrax.net.au/userdir/yeulee/History/Min... http://www.findarticles.com/p/articles/mi_m1282/is... http://hmonglessons.com/the-hmong/hmong-language/r... http://www.hmongtimes.com/ http://www.hmongtimes.com/displaynews.asp?ID=396 http://www.jefflindsay.com/Hmong_tragedy.html http://content.time.com/time/magazine/article/0,91... http://std.dkuug.dk/jtc1/sc2/wg2/docs/n4115.pdf http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb119542352